Kết quả tìm kiếm cho "bắt ốc bươu vàng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 39
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Trong những tháng cuối năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các địa phương tập trung bảo vệ sản xuất nông nghiệp của nông dân. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ lúa, hoa màu trước dịch hại và ảnh hưởng của thời tiết mùa mưa bão.
Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Công việc mưu sinh mùa nước nổi tuy vất vả, nhưng giúp những hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định khá trong lúc nông nhàn.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...
Mấy ngày nay, cánh đồng ven biên đã ngập sâu, ngư dân chộn rộn khai thác nguồn lợi thủy sản. Con ốc đồng được bà con thu hoạch, buôn bán rôm rả ở đầu nguồn.
Với ưu điểm dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều diện tích mặt nước, mô hình nuôi ốc bươu đen được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai, nhân rộng. Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, giúp nông dân cải thiện cuộc sống.
Quê tôi trước đây làm lúa 2 vụ, đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân được gieo sạ khi mùa nước nổi vừa kết thúc, nghĩa là khoảng tháng 11 (âm lịch). Sau hơn 3 tháng, người ta bắt đầu thu hoạch lúa. Do vừa được tắm táp phù sa suốt mùa nước nổi, nên vụ đông xuân lúa thường trúng mùa, mà thu hoạch cũng khỏe, vì ngay thời điểm sau Tết, tiết trời nắng ráo.
Không độc canh cây trồng nào, nông dân ở nhiều địa phương đã chọn phương án trồng xen canh trên cùng diện tích vườn canh tác và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trên giúp các nhà vườn hạn chế rủi ro trước tình trạng “được mùa, mất giá”. Từ lựa chọn đúng, nhiều nông dân nâng cao được thu nhập...
Thay vì canh tác lúa 3 vụ, nông dân xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã chuyển sang mô hình trồng rau muống lấy hạt vụ đông xuân, liên kết tiêu thụ với thương lái. Với cách làm này, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn tăng sự màu mỡ cho nền đất, nhẹ chi phí phân bón trong những vụ canh tác lúa tiếp theo.
Thời gian qua, các mặt hàng ốc thịt, ốc chả rất hút hàng, do vậy bà con ở vùng biên giới (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thu gom ốc đồng, rồi thuê nhân công lể ốc thành phẩm. Nghề lể ốc có việc làm quanh năm, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, thoát cảnh “ly hương” lên phố thị mưu sinh.
Nước lũ dâng cao, người dân xóm kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vui mừng khấp khởi, vì được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn lợi thủy sản. Ngoài chuyện khai thác cá, tôm, những nông dân “chân đất” nơi đây còn “kiêm” thêm nghề cào ốc đồng “mi-ni”, kiếm thêm thu nhập trong mùa nước nổi.